image banner
Triển khai Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”
Lượt xem: 109
Hưởng ứng Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/5/2025, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 135-KH/UBND, Kế hoạch Triển khai Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của người cao tuổi; nhận thức, khát vọng của cán bộ, hội viên, người cao tuổi về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm trong giai đoạn phát triển mới; Phát huy tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng đóng góp quan trọng của người cao tuổi thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước; Tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần; tiếp tục nêu gương sáng, giáo dục thế hệ trẻ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỷ lệ gần 10% dân số của tỉnh thuộc nhóm người cao tuổi, Sơn La xác định đây nhóm cần chăm lo mà còn là nguồn lực quý báu – giàu kinh nghiệm, có uy tín trong cộng đồng và có thể tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của địa phương. Kế hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu 90% người cao tuổi được tuyên truyền, 40% sử dụng thành thạo kỹ năng số cơ bản, trồng 1,3 triệu cây xanh và hỗ trợ ít nhất 12 người khởi nghiệp, 05 mô hình của người cao tuổi về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và 1.000 người có việc làm. Bên cạnh những con số cụ thể, tỉnh mong muốn hình thành một thế hệ người cao tuổi “biết sống chủ động, sống có ích”, lan tỏa tinh thần sáng tạo, chuyển đổi trong cộng đồng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Với mục tiêu bảo đảm “không ai bị bỏ lại phía sau” trong kỷ nguyên số. Kế hoạch của tỉnh Sơn La đặc biệt nhấn mạnh đến việc hỗ trợ người cao tuổi tiếp cận công nghệ. Trong thực tế, chuyển đổi số không còn là khái niệm xa vời, nó đang diễn ra hằng ngày, trong từng hành vi, thói quen tưởng chừng rất đơn giản, trước đó tỉnh Sơn La đã chỉ đạo đến cấp xã, phường thành lập các tổ chuyển đổi số, hỗ trợ người dân nhận thức, thực hiện chuyển đổi số.

Tuy nhiên, với phong tục, tập quán và trình độ dân trí, thói quen cũ và tâm lý e ngại của người lớn tuổi, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa thì công tác chuyển đổi số đối với người cao tuổi vẫn còn là rào cản, vì vậy, công tác thông tin, truyền thông, tập huấn để người cao tuổi có thể sử dụng thành tạo điện thoại thông minh, các ứng dụng thiết yếu, và nắm bắt được những kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ mình trong môi trường mạng. Người cao tuổi không thể đứng ngoài, mà phải tham gia với tâm thế chủ động. Họ cần đổi mới tư duy, dám học hỏi và được kỳ vọng là lực lượng tiên phong trong công cuộc chuyển đổi xanh; là những người từng gắn bó sâu sắc với đất đai, thiên nhiên, dễ tiếp nhận và lan tỏa lối sống thân thiện với môi trường. Thông qua các mô hình trồng cây xanh, phân loại rác tại nguồn, phát triển nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn, người cao tuổi không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Mặc dù không đòi hỏi cường độ lao động cao, nhưng cần sự tỉ mỉ, kiên trì và kinh nghiệm – những thế mạnh vốn có của người cao tuổi. Tỉnh kỳ vọng đến năm 2035, có 100% người cao tuổi được tuyên truyền, 60% sử dụng thành thạo kỹ năng số cơ bản, trồng 2,6 triệu cây xanh và hỗ trợ ít nhất 25 người khởi nghiệp, 10 mô hình của người cao tuổi về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và 2.000 người có việc làm, đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phát huy vai trò xã hội của người cao tuổi trong giai đoạn mới.

UBND tỉnh cũng giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các sở, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện kế hoạch không chỉ bảo đảm tính khả thi mà còn thể hiện sự quyết liệt trong hành động. Hội Người cao tuổi tỉnh đóng vai trò then chốt, là cầu nối giữa chính quyền và người dân. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh cũng khuyến khích xã hội hóa, vận động sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu của kế hoạch./.

Tác giả: TH- TTCĐS
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1