image banner
Họp tư vấn phát triển cà phê Sơn La giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035
Lượt xem: 159
Thực hiện Chương trình công tác tháng 7 năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức cuộc họp tư vấn về phát triển cà phê Sơn La giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Ngày 15/7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chúc cuộc họp tư vấn về phát triển cà phê Sơn La giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035. Đồng chí Phùng Kim Sơn – Giám đốc Sở chủ trì buổi tư vấn, tham dự cuộc họp tư vấn có các đồng chí trong Ban Giám đốc Sở, lãnh đạo các phòng, chi cục, đơn vị thuộc Sở; đại diện hiệp hội Cà phê Sơn La, các doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan đến trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê của Sơn La.

Sơn La hiện có 23.312 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 28.155 tấn. Bình quân 01 ha cà phê cho thu hoạch 11 tấn cà quả tươi, giá bán dao động 15.000-20.000 đồng/kg cho doanh thu 170-203 triệu đồng/ha, trừ chi phí sản xuất 30 triệu đồng/ha còn lại cho lợi nhuận từ 140-200 triệu đồng/ha. Với điều kiện thời tiết, khí hậu và chất đất của tỉnh Sơn La, trong thời gian qua, cà phê Arabica Sơn La đã phát triển và vươn tầm ra thế giới và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Cà phê Sơn La có hương vị đặc trưng của cà phê Arabica Sơn La có hương vị cân đối, với độ chua nhẹ, hương thơm dễ chịu, vị chua thanh tao kết hợp với độ ngọt tự nhiên tạo nên một hương vị khác so với các vùng khác.

Cà phê Sơn La trong thời gian qua đã được quan tâm, phát triển, theo đó, nhiều diện tích trồng cà phê đã được cấp chứng nhận (VietGAP, RA….); mã số vùng trồng: Cấp chứng nhận RA là 10.828 ha, chứng nhận 4C là 12.620 lượt ha cho 06 doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La với tổng sản lượng cà phê được cấp chứng nhận trên 28.000 tấn; VietGAP là 141 ha, sản lượng 2.386 tấn quả tươi/năm; Chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La: Từ năm 2017 sản phẩm cà phê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Sơn La, đến nay vẫn duy trì quản lý cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “cà phê Sơn La” cho 7 tổ chức gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến - Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH Cà phê Sơn La; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế - chi nhánh Sơn La; Công ty cà phê Phúc Sinh Sơn La; Hợp tác xã Bích Thao; HTX Aratay -Coffee; Công ty Cổ phần cà phe Detech; 05 sản phẩm cà phê được chứng nhận Ocop, trong đó 01 sản phẩm Cà phê bột nguyên chất của HTX Bích Thao đạt 5 sao, 04 sản phẩm đạt 4 sao (Aratay Coffee của HTX AraTay Coffee, Coffee Arabica Minh Trí của HTX Nông nghiệp sạch liên kết Pha Đin, Trà vỏ cà phê của HTX Bích Thao, cà phê rang xay Công ty TNHH cà phê Sơn La). Chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La: Từ năm 2017 sản phẩm cà phê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Sơn La, đến nay vẫn duy trì quản lý cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “cà phê Sơn La” cho 7 tổ chức gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến - Chi nhánh Sơn La; Công ty TNHH Cà phê Sơn La; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế - chi nhánh Sơn La; Công ty cà phê Phúc Sinh Sơn La; Hợp tác xã Bích Thao; HTX Aratay -Coffee; Công ty Cổ phần cà phê Detech. Toàn tỉnh có 05 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp còn đang hoạt động và trên 15 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê quả tươi sang cà phê nhân để phục vụ nhu cầu chế biến và xuất khẩu cà phê nhân, đáp ứng nhu cầu chế biến khoảng trên 50% sản lượng cà phê quả tươi của tỉnh. Tham gia xuất khẩu trong 06 tháng đầu năm 2025 đạt 17.800 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 69,98 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 68,72% tổng giá trị hàng hoá tham gia xuất khẩu của tỉnh 6 tháng đầu năm 2025 (101,84 triệu USD) và đạt 52,35% so với kế hoạch năm 2025. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang thị trường các nước EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.

Tại buổi tư vấn, đại diện hiệp hội và các doanh nghiệp đã thông tin các kết quả đã thực hiện trong năm 2024, chia sẻ cách làm, giải pháp, những vấn đề trọng tâm cần tháo gỡ để cà phê arabica Sơn La đạt được sản lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu, đồng thời cũng nêu khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ trong thời gian tới.

anh tin bai

anh tin bai

 Ảnh. Đại diện hiệp hội, doanh nghiệp phát biểu ý kiến

 Kết thúc buổi tư vấn, đồng chí Phùng Kim Sơn – Giám đốc Sở kết luận: Để tiếp tục phát triển ổn định, bền vững cà phê Sơn La, trong thời gian tới cần tiếp tục có những chính sách đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến gắn với phát triển vùng nguyên liệu cà phê trên địa bàn tỉnh; các cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cấp chứng nhận, chỉ dẫn, bảo vệ môi trường, vốn…, xây dựng tem, nhãn mác hàng hóa có chỉ dẫn địa lý cà phê Sơn La gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng theo chuỗi và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; ứng dụng công nghệ cao, phát triển các chuỗi giá trị, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước. Giao Chi cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Tập trung xây dựng thương hiệu, phát huy tiềm năng, lợi thế của cà phê arabica Sơn La, đưa thương hiệu cà phê arabica Sơn La chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn tầm ra thế giới. Giao phòng Đo đạc và bản đồ xây dựng các lớp bản đồ nền, dữ liệu không gian địa lý, trong đó có lớp cà phê; giao Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, chi cục Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Tác giả: Trung tâm Chuyển đổi số
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1