image banner
Kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ từ nguyên liệu giàu đạm (cá, đậu tương, ốc,…) sẵn có tại Sơn La
Lượt xem: 44
Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng, việc chủ động sản xuất phân bón hữu cơ từ những nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương đang được nhiều nông dân tỉnh Sơn La áp dụng hiệu quả. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, giải pháp này còn góp phần bảo vệ môi trường và cải tạo đất canh tác một cách bền vững.

Tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú ngay từ vườn, bếp và ao hồ, nhiều hộ gia đình trồng cây ăn quả, chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc có ao hồ nuôi trồng thủy sản. Có thể tận dụng các phụ phẩm như vỏ dứa, chuối chín, đu đủ xanh, cá vụn, ốc bươu vàng trước đây thường bị bỏ đi nay trở thành nguồn tài nguyên quý để sản xuất phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Để thực hiện kỹ thuật ủ phân hữu cơ tại nhà bà con có thể tham khảo các bước ủ sau đây

Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu

- 01 gói chế phẩm vi sinh EMUNIV dạng bột (200g)

- 1kg rỉ mật hoặc đường khuôn.

20 lít nước sạch

- 20kg nguyên liệu chính (cá, ốc, đậu tương…)

- 4–5kg phụ gia băm nhỏ (vỏ dứa, đu đủ xanh, chuối chín) 

anh tin bai
Hình ảnh: Nguyên liệu ủ phân

Bước 2 – Kích hoạt vi sinh

Pha chế phẩm EMUNIV với rỉ mật hoặc đường khuôn nghiền nhỏ và nước để tạo dung dịch vi sinh thứ cấp (V1). Hỗn hợp này được đậy kín và ủ 1–2 ngày ở nơi râm mát.

Bước 3 – Ủ phân

Nguyên liệu chính được làm sạch, bà con nên cắt nhỏ hoặc nghiền nát sẽ rút ngắn được thời gian ủ, sau đó trộn đều với phụ gia và dung dịch V1, cho vào thùng nhựa có nắp đậy kín. Thùng được để nơi có ánh nắng để vi sinh hoạt động mạnh. Sau 30 ngày, sẽ thu được phân bón hữu cơ dạng lỏng và bã phân dạng rắn.

anh tin bai

Hình ảnh: Nguyên liệu cá sử dụng làm phân ủ

Bước 4 – Sử dụng sản phẩm

Phân bón lỏng: Pha loãng 1:200–300 để tưới gốc, hoặc 1:300–500 để phun lá.

Phân rắn (bã): Ngâm chiết lấy dịch tưới, hoặc trộn với đất để bón lót.

anh tin bai

Hình ảnh: Sản phẩm phân bón sau khi ủ thành công

Việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ tại chỗ không chỉ giúp giảm chi phí đầu vào, mà còn cải thiện chất lượng đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh học. Đây là một trong những giải pháp thiết thực để phát triển nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường đúng với định hướng của ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La.


Tác giả: Nguyễn Huyền Trang – Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Sơn La
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1