image banner
Một số lưu ý trong chăm sóc lúa xuân giai đoạn đẻ nhánh
Lượt xem: 40
Đối với cây lúa, giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn quan trọng trong cả vòng đời sinh trưởng phát triển. Vì nó quyết định chất lượng và năng suất của cả mùa vụ. Việc bón phân và cung cấp nước đúng cách trong giai đoạn này có vai trò quyết định số dảnh hữu hiệu cho bông, số lượng hạt và chất lượng lúa dẫn đến một mùa vụ thành công. 

Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa trong giai đoạn này xin gửi tới bà con:

anh tin bai

Ảnh: Cán bộ Khuyến nông hướng dẫn bà con xác định thời điểm bón phân thúc đẻ nhánh

1. Quản lý nước


Duy trì mực nước trong ruộng khoảng 3-5 cm để tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Nếu ruộng có quá nhiều nhánh vô hiệu, bà con nên tháo nước ra khỏi ruộng để khô tạm thời 3-5 ngày để hạn chế nhánh vô hiệu và kích thích rễ ăn sâu. Sau khi để khô, tiếp tục cấp nước lại để đảm bảo sinh trưởng của cây.

anh tin bai

Ảnh: Bổ sung nước vào ruộng sau khi bón phân

2. Bón phân

Ngay sau khi cấy 20-25 ngày bà con nên khẩn trương bón phân bổ sung đợt 2 với lượng phân đạm nhiều hơn phân kali giúp lúa tăng đẻ nhánh. Với lượng phân khuyến cáo như sau phân đạm (Urea):14 -19,5 kg/1.000 m2, Phân kali (KCl): 8 -11 kg/1.000 m2. Phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục (nếu có) giúp cải thiện đất và tăng sức đề kháng cho cây. Bón phân vào ngày nắng ráo, nước ruộng vừa phải, tránh bón lúc nước quá sâu hoặc ruộng quá khô

anh tin bai

Ảnh: Người dân bón phân đạm và kali cho ruộng giai đoạn đẻ nhánh

3. Làm cỏ, sục bùn

Kết hợp làm cỏ sục bùn để hạn chế cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, đồng thời làm đất thông thoáng, giúp rễ lúa phát triển tốt.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Bà con nên kiểm tra ruộng thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, khô vằn… Nếu mật độ sâu cao, có thể sử dụng thuốc sinh học hoặc hóa học khi đến ngưỡng phòng trừ.

5. Chăm sóc điều chỉnh mật độ nhánh

Nếu ruộng lúa quá dày (>700 nhánh/m²), bà con có thể rút nước, không bón đạm sớm để hạn chế nhánh vô hiệu. Nếu ruộng thưa, tiếp tục bón thúc nhẹ bằng phân đạm kết hợp kali để kích thích đẻ nhánh hữu hiệu.

6. Một số lưu ý khác

Tránh bón đạm quá muộn vì sẽ làm lúa sinh trưởng kéo dài, dễ bị sâu bệnh tấn công.Theo dõi thời tiết để điều chỉnh  chủ động chế độ tưới tiêu hợp lý, tránh khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến cây lúa.

Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, đẻ nhánh hữu hiệu, tạo tiền đề cho năng suất cao vào giai đoạn sau.

                                          Nguyễn Huyền Trang - Trung tâm Khuyến nông Sơn La

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1