image banner
Quy trình sản xuất cây Sắn
Lượt xem: 4
Để đảm bảo cây sắn sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng xuất cao, chất lượng ổn định, thì ngoài việc yêu cầu điều kiện về đất sản xuất, điều kiện ngoại cảnh thích hợp thì việc áp dụng quy trình sản xuất vào trong xuất giai đoạn sản xuất là một yêu cầu cần thiết giúp người sản xuất nâng cao năng xuất, tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác.  

1. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Sắn có nguồn gốc phát sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới nên sinh trưởng phát
triển thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng của sắn là 23-270C. Sắn không sống được ở những vùng có tuyết và sương muối nên những vùng thường xuyên bị sương muối, băng tuyết không nên trồng sắn.

Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây sắn có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ phát triển của mầm, sắn yêu cầu nhiệt độ 20-270C. Ở thời kỳ cây lớn, sắn yêu cầu nhiệt độ 20-320C. Thời kỳ phát triển củ sắn yêu cầu nhiệt độ 25-350C. Sắn sinh trưởng phát triển chậm khi nhiệt độ vượt quá 400C và dưới 100C.

Lượng mưa trung bình năm thích hợp với cây sắn là 1.000-2.000mm. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cây sắn yêu cầu lượng nước khác nhau. Hom sắn ở thời kỳ đầu mới trồng cần độ ẩm là 70-80%. Cây sắn non từ khi có 5 lá đến 20 lá, nhu cầu đối với nước có tăng lên, nhưng ở thời kỳ này sức chịu hạn của sắn khá cao. Khi sắn bước vào thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh, nhu cầu nước đạt cao nhất 75-85% độ ẩm bão hòa đất. Lúc này nước rất cần để cây sinh trưởng và quang hợp, cũng như vận chuyển vật chất từ bộ phận này đến bộ phận khác trong cây.
Thời kỳ phình to của củ là lúc cây sắn tập trung vào việc tích lũy tinh bột vào
củ, nhu cầu về nước có giảm xuống. Yêu cầu độ ẩm đất thích hợp lúc này là 60-
70%. Nếu thiếu nước ở thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật chất về củ, làm cho năng suất củ thấp.

Sắn là cây ưa sáng, khi có đầy đủ ánh sáng cây sắn có khả năng tạo ra đường
bột và tích lũy chúng vào củ mạnh hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, sắn phát triển củ tốt. Khi bị che khuất ánh sáng thân lá có hiện tượng vống, lá bị rụng sớm, tuổi thọ của lá giảm sút. Thiếu ánh sáng cây phân hóa chậm, chiều dài lóng tăng lên, năng suất giảm rõ rệt. Sắn là cây phản ứng tích cực với ánh sáng ngày ngắn. Nó thích hợp với chu kỳ chiếu sáng 8-10 giờ/ngày. Ngày ngắn thuận lợi cho sinh trưởng của củ. Trong khi ngày dài thuận lợi cho sinh trưởng cành lá và trở ngại cho sinh trưởng củ, nhưng lại thúc đẩy tăng số lượng củ sắn.

anh tin bai

Ảnh minh họa

2. Thu hoạch

- Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống sắn mà thu hoạch cho hợp lý,
thường từ 10-11 tháng sau trồng. Hàm lượng tinh bột đạt từ 29-30%.

- Khi thấy cây rụng còn 3-4 lá đọt và bẻ củ thấy có màu trắng đục.

- Thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều làm giảm hàm lượng tinh bột. Khi
thu hoạch tránh để củ bị dập nát ảnh hưởng đến chất lượng của củ.

Quy trình chi tiết theo đường link:

https://docs.google.com/document/d/1L1Qw5e-PmN0EoPiRcsu2fhdoU6TuHCdx/edit?usp=sharing&ouid=105402100593937306884&rtpof=true&sd=true

Tác giả: Đồng Văn Cường - Chi cục Trồng trọt và BVTV.
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1