image banner
Ứng phó với nắng nóng và khô hạn trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La
Lượt xem: 15
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán gây ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp ứng phó nắng nóng và khô hạn trong sản xuất cây trồng trên địa bàn tỉnh vụ Xuân - Hè năm 2025.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; riêng tháng 6-7 nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm có thể gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng một số cây công nghiệp, cây ăn quả đang trong thời kỳ phát triển quả (nhãn, bơ, cà phê…).

Để bảo vệ sản xuất, ứng phó với nắng nóng, hạn hán các địa phương cần triển khai ngay một số nội dung sau:

1. Đối với lúa vụ Xuân

- Chỉ đạo hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp tưới luân phiên, sử dụng tiết kiệm nước; cần tập trung ưu tiên cho các diện tích lúa xuân đang thời kỳ đứng cái- làm đòng đảm bảo năng suất, sản lượng lúa.  

- Tổ chức huy động tất cả các nguồn lực như máy bơm, máy nổ, bảo đảm kịp thời hỗ trợ bơm nước cho các vùng có nguy cơ bị hạn.

- Tuyên truyền hướng dẫn nông dân thường xuyên đi thăm đồng theo dõi, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại theo khuyến cáo.

anh tin bai

Ảnh: Hình ảnh cây lúa bị khô hạn do thiếu nước

2. Đối với sản xuất rau màu

- Rà soát lại diện tích gieo trồng của từng chủng loại, tuyên truyền cho người dân về sản xuất an toàn, ưu tiên phát triển những loại rau có đầu ra, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh sản xuất quá tập trung một loại gây dư thừa sản phẩm, giảm giá, giảm hiệu quả sản xuất.

- Đối với vùng sản xuất rau màu, chuyên màu khuyến cáo người dân cần tập trung các nguồn lực để có đủ nước tưới đặc biệt là các diện tích rau đang thời kỳ phát triển thân, lá.

- Tưới tiết kiệm nước, tưới chậm để nước ngấm vào đất, tránh tình trạng nước tưới chỉ kịp làm ướt phần bề mặt của đất và phần lớn nước “bốc hơi” mà chưa kịp ngấm xuống phần rễ cây.

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ nhằm nâng cao khả năng giữ ẩm và tăng khả năng đề kháng của cây, hướng dẫn người dân sử dụng màng phủ nông nghiệp trong canh tác để hạn chế sự bốc hơi nước, chống chịu với điều kiện khô hạn, nắng nóng.

anh tin bai

Ảnh: Hình ảnh cây xà lách bị thiếu nước do khô hạn

3. Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày

- Tuyên truyền, chỉ đạo các hộ gia đình cần tập trung các nguồn lực để tập trung chống hạn cho cây trồng như: Chủ động tích nước và tận dụng các nguồn nước tự nhiên để bơm, tưới cho cây trồng, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nhằm hạn chế thấp nhất việc thất thoát nước.

- Tạo bóng mát cho vườn ươm giống bằng tấm lưới che có màu tối hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào cây, tưới nước vào chiều mát, hoặc sáng sớm cho vườn cây.        

- Tăng cường tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng các vật liệu như lá khô, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp hoặc màng phủ nông nghiệp trong những ngày nắng nóng xảy ra mạnh để hạn chế sự bốc hơi nước, giữ ẩm cho cây.

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ nhằm nâng cao khả năng giữ ẩm và tăng khả năng đề kháng của cây, chống chịu với điều kiện bất lợi.

- Tạm dừng việc thực hiện trồng mới cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày trong những ngày nắng nóng, hạn hán kéo dài

anh tin bai

Ảnh: Hình ảnh tưới phun mưa cho cây cà phê

4. Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất của địa phương, tiếp tục theo dõi tình hình diễn biến thời tiết để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra cho sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan truyền thông ở địa phương tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến thời tiết và thực hiện các biện pháp ứng phó. 

 

Tác giả: Tác giả: Phạm Thị Thúy Hằng - Chi cục Trồng trọt và BVTV
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1