image banner
Biện pháp áp dụng xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học
Lượt xem: 187
Chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng, đóng góp lớn vào nền kinh tế và đời sống của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành, vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng trở thành thách thức lớn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc áp dụng chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi đang trở thành một giải pháp hiệu quả và bền vững. 

1. Xử lý nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi (gia súc, gia cầm) chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… và có hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ gây phân huỷ, gây mùi hôi thối và độc hại cho người chăn nuôi.

Cách xử lý: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Rắc hoặc phun CPSH vào nước cần xử lý.  CPSH tăng nhanh trong quà trình lắng cặn; nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, khử mùi hôi; cạnh tranh, ức chế các vi sinh vật gây hại; phân huỷ nhanh các chất hữu cơ trong nước thải.

anh tin bai

Ảnh minh họa: Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm

 2. Xử lý khí thải chăn nuôi

Mùi của chất thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ phân, nước tiểu và xác chết của vật nuôi.

Cách xử lý: Theo hướng dẫn của của nhà sản xuất: Rắc hoặc phun CPSH vào khu vực cần xử lý, có thể trộn CPSH vào thức ăn, nước uống cho vật nuôi, CPSH phân huỷ các chất khí có mùi hôi và các khí độc hại khác.

3. Xử lý phân, nước tiểu vật nuôi

Lượng phân thải ra/ngày khá lớn, trung bình 10kg/con bò; 15kg/con lợn; 0,2kg/con gia cầm… Hiện nay, chăn nuôi tập trung quy mô lớn đã áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải hiện đại như: Ép phân thành viên, máy tách phân... 
anh tin bai

Ảnh minh họa: Ép tách phân đang là công nghệ hiện đại được ưa chuộng

Đối với các đối tượng chăn nuôi khác, cần thu gom, xử lý phân, nước tiểu vật nuôi, cụ thể như sau:

3.1 Ủ sinh học

anh tin bai

 

anh tin bai

Dùng CPSH rắc/phun lên phân vật nuôi trước khi ủ để rút ngắn thời gian ủ, giảm các chất độc hại, mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, tăng khả năng hấp thụ của cây trồng.

Cách ủ: Trước tiên trộn đều các nguyên liệu ủ như phân vật nuôi, cây xanh, rác hữu cơ… (trừ dung dịch EM), sau đó rải từng lớp nguyên liệu khoảng 15cm, tưới dung dịch EM. Phủ một tấm bạt nilon lên phía trên. Sau 2-3 tuần, đào và trộn đều đống ủ để thúc đẩy quá trình phân huỷ. Quá trình ủ hoàn thành sau khi đảo, trộn, ủ tiếp khoảng 2 tuần. Phân sau khi ủ dùng bón cây trồng.

3.2 Đệm lót sinh học

- Nguyên liệu làm đệm lót: Trấu, mùn cưa, phoi bào, vỏ lạc, xơ dừa, lõi ngô, rơm khô…

- Nguyên liệu phụ trợ khác: Rỉ mật, bột ngô… (tuỳ theo loại chế phẩm sinh học).

- Chuồng nuôi: Nếu làm đệm lót chìm dưới mặt đất phải đảm bảo không ngấm nước, nếu nền chuồng bằng hoặc cao hơn mặt đất, cần có tường chắn để đệm lót không trôi. Đối với lợn, ưu tiên thiết kế nền chuồng 2 tầng, tầng 1 làm đệm lót, chiếm khoảng 2/3 diện tích nền chuồng, thấp hơn tầng 2 khoảng 15-20cm (sau khi trải đệm lót); tầng 2 lát gạch hoặc bên tông (không đệm lót) là nơi lợn ăn uống.

Độ dày đệm lót: Đối với gà từ 7cm; đối với lợn, bò từ 30cm.

anh tin bai

Cách chế dịch men: Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất

anh tin bai

- Bước 1: Rải ½ ngyên liệu đệm lót ra nền chuồng

- Bước 2: Tưới/rắc đều ½ dịch men/men

- Bước 3: Tiếp tục rải nguyên liệu làm đệm lót đến độ dày cần thiết (có thể 1-2 lớp, phù hợp đối tượng vật nuôi) vừa rải vừa phun nước sạch đều lên trên đến khi đạt độ ẩm khoảng 30%. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để ẩm đều (khi thấy nguyên liệu làm đệm lót trở nên sẫm màu, nắm chặt nguyên liệu lại thấy có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng nguyên liệu vẫn tơi rời là đạt yêu cầu).

- Bước 4:Tưới đều dịch men còn lại lên đệm lót

anh tin bai

- Bước 5: Xoa đều toàn bộ bề mặt lớp đệm lót

- Bước 6: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng hạt bạt hoặc bằng nylon.

- Bước 7: Để lên men 3-5 ngày. Xới sâu xuống (30 cm đối với đệm lót cho lợn) thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu.

- Bước 8: Bỏ bạt phủ, cào bề mặt (sâu 20cm đối với đệm lót cho lợn) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả vật nuôi.

Chú ý sử dụng và bảo dưỡng đệm lót

- Không để ướt đệm lót (xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót, không để hắt nước mưa…)

- Tạo thói quen cho vẩ nuôi không bài tiết tập trung ở một nơi

- Duy trì độ ẩm của đệm lót (khoảng 30%) để đảm bảo tối ưu cho sự lên men tiêu huỷ phân tốt. Khi đệm lót bị ướt cần bổ sung đệm lót khô. Khi đệm loys khô cần phun ẩm.

anh tin bai

Ảnh minh họa: Quan sát thường xuyên: Nếu phát hiện phân nhiều ở một chỗ cần phải vùi lấp để tăng hiệu quả.

- Đảm bảo độ tới xốp của đệm lót.

- Quan sát thường xuyên: Phân giải được vùi lấp tốt do sự vận động của vật nuôi. Nếu phát hiện phân nhiều ở một chỗ cần phải vùi lấp để tăng hiệu quả.

- Bảo dưỡng đệm lót: Quan sát và đánh giá hoạt động của đệm lót tốt hay không để bổ sung chất độn và chế phẩm men.

- Không được phun hoá chất sát trùng lên bề mặt lớp đệm lót. Khi vật nuôi bị bệnh, cần xử lý theo quy định của Thú y./.

Trần Thị Hiếu - Trung tâm Khuyến nông

 

Tin khác
1 2 3 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1