image banner
Chăm sóc lúa vụ Xuân năm 2025
Lượt xem: 12

 

         

          Trên địa bàn tỉnh Sơn La, dự kiến diện tích gieo trồng lúa vụ Xuân năm 2025 khoảng 13.072 ha. Ngay sau tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025, nông dân chủ động thu hoạch cây rau màu vụ Đông xuân năm 2024-2025, kết hợp làm mạ và phòng chống rét cho mạ, làm đất, cày ải, vệ sinh đồng ruộng. Thời tiết từ đầu vụ gieo cấy đã gặp rét đậm kéo dài. Có những thời điểm nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 100C gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của mạ giai đoạn đầu.

          Tính đến ngày 20/2/2025 tỉnh Sơn La, vụ lúa xuân đã gieo cấy được 10.458 ha các trà (khoảng 80% tổng diện tích lúa xuân). Các giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao, thích nghi rộng: Nếp 87, Nếp thơm 86, Nếp 97, ADI 28, ADI 168, BC 15, J01, HDT10, Đài Thơm 8, Dự hương 8, BM9603, TBR279, Kim Cương 111, Kim cương 90, TBR 97. Hiện nay, lúa xuân đang trong các giai đoạn từ cấy đến bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh.

anh tin bai
 

Nông dân trong tỉnh Sơn La đang cấy lúa vụ Xuân 2025.  Ảnh Huy Danh

          Thời tiết nắng ấm, khuyến cáo nông dân đẩy nhanh tiến độ cấy lúa, tiến hành dặm những khoảng lúa chết do rét hoặc khoảng mất trống để đảm bảo mật độ. Bón thúc sớm, tập trung, không bón phân nhiều lần đặc biệt là bón đạm muộn làm cho lúa đẻ nhánh lai rai, sinh ra nhiều nhánh vô hiệu. Làm cỏ sục bùn, phá váng đặc biệt sau các đợt rét đậm giúp cho ruộng lúa thông thoáng, rễ phát triển nhanh và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

anh tin bai
anh tin bai

Nông dân bón phân, làm cỏ cho lúa vụ xuân sớm năm 2025.  Ảnh Huy Danh

          Từ sau khi cấy đến lúa đẻ nhánh rộ, luôn duy trì mực nước trong ruộng 2-3cm giúp lúa nhanh bén rễ hồi xanh và tạo điệu kiện thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh, đồng thời cũng chống rét cho lúa. Sau thời gian lúa đẻ nhánh rộ, rút cạn nước, phơi khô mặt ruộng từ 5- 7 ngày, sau đó đưa nước vào nhằm hạn chế quá trình đẻ nhánh vô hiệu.

          Trong thời gian này, khuyến cáo cơ sở thường xuyên thăm đồng thường xuyên để phát hiện sự xuất hiện gây hại trên đồng ruộng. Chú ý phòng trừ kịp thời một số đối tượng gây hại chính như: ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ, rầy nâu, ruồi đục nõn. hi phát hiện sâu bệnh hại lúa cần áp dụng quy trìnhÁp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) hoặc IPHM, tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái./.


Tác giả: Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1